Chân Lý?
Tùy theo nhu cầu mỗi cá nhân mà chân lý được mỗi người đặt để và quan niệm, cũng tùy theo cá nhân ở trong mỗi tổ chức đoàn thể mà chân lý được tổ chức đoàn thể đó đặt để và quan niệm.
Do vậy, đầu tiên nói đến chân lý ta phải nói đến người sinh ra chân lý, đó chính là tư tưởng của con người và thước đo sự đúng đắn, phù hợp của chân lý chính là thân thể con người đang thi hành trải nghiệm những sản phẩm của tư tưởng não bộ.
Thay đổi?
Quan sát sự vật hiện tượng hoàn cảnh mỗi cá nhân luôn đặt ra cho chính mình tinh thần thay đổi để thích nghi hoặc cô lập để tự bảo vệ. Nhìn ra xã hội, tâm tính con người, tiện nghi phương tiện thì ai ai cũng thấy đâu đâu cũng nay đổi mai thay, mỗi ngày mỗi khác. Nhưng chẳng mấy ai để ý, bộ phận đang tiếp cận sự đổi thay, thay đổi của ngoại cảnh đó chẳng hề thay đổi qua năm này tháng khác, không thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là đôi mắt con người; loại đi thiểu số một số ít con người mắc bệnh thị giác do tuổi già hoặc cách thức sinh hoạt hay bệnh tật. Dù có bao nhiêu nhà lầu xe hơi đời mới thay đổi cách tân, dù cho bao thời trang hay gu thẩm mỹ thay đổi theo xu hướng thì đôi mắt phương đông bao giờ vẫn vậy, cứ đen, cứ nâu, cứ xanh… và đặc biệt cách thức vận hành không hề thay đổi qua hàng vạn, hàng trăm ngàn năm, đó là tiếp nhận ánh sáng qua cầu mắt rồi phản ánh tới não bộ.
Minh chứng đơn cử thôi, sự thực là vậy. Có rất nhiều điều thuộc về trường tồn vĩnh hằng, mà đó là điều đáng quan tâm, đáng lưu tâm và chỉ dành cho số ít ỏi những con người thật sự tỉnh táo khác biệt với mọi người vì đơn giản những cá nhân này quan tâm tới hạnh phúc chân thật.
Thay đổi có phải chân lý?
+ Điều này đương nhiên đúng, hoàn toàn phù hợp với từng cá nhân coi hạnh phúc là sự hưởng thụ thể chất, hạnh phúc chân thật của họ là sự thỏa mãn cá nhân với tiền bạc, nhà cửa, địa vị, quyền uy, tự cao, sự sùng kinh…
+ Điều này đương nhiên chỉ đúng một phần, hoàn toàn phù hợp với từng cá nhân coi hạnh phúc không chỉ là sự đầy đủ, tươm tất về vật chất cùng những trạng thái tinh thần thanh thoát, vô ưu, tự tại an nhiên, bình dị…
+ Điều này đương nhiên không đúng, hoàn toàn phù hợp với từng cá nhân coi hạnh phúc là sự tan biến của mọi cảm xúc cùng suy luận, hạnh phúc giờ là sự nhận biết trọn vẹn sự tồn tại và đương nhiên họ đã chạm tới hay hòa nhập vào thực thể sinh thành nên sự tồn tại.